Đối với khối ngành Kinh tế – Quản trị kinh doanh (International Business)
Toán Kinh tế và Logic: vận dụng những kiến thức đã học để giải 20 hỏi trắc nghiệm toán logic về kinh tế
Trắc nghiệm chuyên ngành: trước khi đi thi (tầm khoảng 4 tháng) bạn sẽ nhận được một số thông tin bằng tiếng anh của một công ty đa quốc gia ( hay còn gọi là Pre – Reading). Với phần thi này bạn phải ghi nhớ những thông tin đã đọc để trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh Pre – Reading.
Bài luận chuyên ngành: Bạn phải hoàn thành một bài luận dựa vào những thông tin đã được cung cấp sẵn, vì vậy đọc hiểu được Pre – Reading cực kì quan trọng trong kỳ thi đầu vào đại học Phần Lan.
Tranh luận nhóm: Các thí sinh dự thi sẽ được chia thành những nhóm nhỏ cùng thảo luận về một đề tài. Phần thi này sẽ được giám sát bởi giáo viên người Phần Lan. Vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị tiếng Anh thật tốt.
Đối với khối ngành Kỹ sư – Công nghệ thông tin
Toán chuyên ngành: bao gồm rất nhiều dạng từ những dạng toán đơn giản của chương trình trung học cho đến những dạng toán phức tạp như Toán IQ, Toán Logic…
Lý hoặc Hóa: phần thi này gồm có 5 câu dạng giải đề chủ yếu liên quan đến các kiến thức trung học. Thí sinh có thể chọn Lý hoặc Hóa để hoàn thành bài thi.
Bài thi ngôn ngữ: Ngoài phải thi các môn thi về tự nhiên, tư duy, du học sinh còn phải vượt qua bài kiểm tra tiếng Anh với các kỹ năng như đọc hiểu trả lời câu hỏi, viết bài luận.
3. Đối với khối ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn
Toán Kinh tế và Logic: môn thi này có dạng câu hỏi và độ khó tương đương với khối ngành Kinh tế.
Bài luận và trắc nghiệm chuyên ngành
Thư nguyện vọng: Bạn sẽ viết một lá thư thể hiện nguyện vọng học của mình. Để được đánh giá cao, bạn cần phải nêu rõ ràng, lý luận chặt chẽ.
Đối với khối ngành Điều dưỡng – Y tá
Toán chuyên ngành: Toán của ngành Điều dưỡng – Y tá khá đơn giản những đòi hỏi sự tính toán nhạy bén. Để được xét tiếp các môn còn lại, yêu cầu tối thiểu là bạn phải đạt 3/5 điểm môn toán.
Bài luận chuyên ngành: Kiến thức chủ yếu liên quan tới các vấn đề xã hộ, đạo đức, tôn giáo, triết học, hóa học, sinh lý học…Hình thức thi đề mở, nên bạn cần phải tìm hiểu, đọc nhiều sách và thường xuyên cập nhật thông tin.
Phỏng vấn tranh luận.
Đối tượng đăng ký kỳ thi đầu vào đại học Phần Lan
Học sinh đã tốt nghiệp chương trình giáo dục trung học phổ thông.
Có chứng chỉ, bằng cấp tiếng anh như IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 79.
Nếu học sinh chưa hoàn thành chương trình trung học phổ thông hoặc chưa có các chứng nhận về tiếng Anh vẫn có thể đăng ký dự thi. Tuy nhiên, hồ sơ dự thi phải được trường thông qua. Khi đó bạn sẽ đi thi dưới dạng DA (dicrectionary admission).
Không đặt nặng thành tích thi cử, Xứ sở Ngàn hồ chú trọng về cách thức phát huy tố chất vốn có của mỗi HSSV thông qua hình thức đào tạo hiện đại với trọng tâm hướng vào tư duy mở rộng.
Sinh viên khi tốt nghiệp các trường tại Phần Lan thì sẽ có triển vọng cùng cơ hội việc làm rộng mở trên khắp thế giới nhờ vào chất lượng bằng cấp đã được khẳng định qua thời gian.
Tất cả các khóa học của Phần Lan cả ở đại học nghiên cứu và ứng dụng đều nỗ lực mang đến cho HSSV nền tảng kiến thức, kĩ năng vững chắc để phục vụ cho tương lai sự nghiệp của bản thân.
Khi tham gia học tập tại quốc gia xinh đẹp này, sinh viên không những được tiếp xúc với nền giáo dục top 5 thế giới mà còn được trải nghiệm môi trường học tập quốc tế thông qua chương trình thực tập và trao đổi sinh viên trên khắp thế giới.
Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi sinh viên các trường Phần Lan khi tốt nghiệp đều có vốn hiểu biết phong phú về ngành nghề và nhiều quốc gia trên toàn cầu, hình thành nên mạng lưới mối quan hệ vững chắc cho công việc tương lai.
Xã hội văn minh, người dân thân thiện tại Phần Lan
Khi lựa chọn học tập tại Phần Lan, bạn sẽ được sinh hoạt trong một xã hội an toàn và văn minh.
Người dân nơi đây luôn bày tỏ lòng hiếu khách của mình đối với những sinh viên quốc tế, dù cách thể hiện có thể không quá nồng nhiệt như người Tây Ban Nha nhưng cư dân Phần Lan vẫn mang đến bầu không khí thân thiện khi giao tiếp, giúp các em sinh viên có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới.
Nhắc đến Phần Lan, ngay lập tức chúng ta sẽ nghĩ đến những vùng đất rợp xanh vào mùa hè, mênh mông tuyết trắng vào mùa đông với nhiền điều lý thú, điển hình là hiện tượng Quang cực kì ảo nức tiếng gần xa. Đặc trưng lớn nhất của người dân Xứ sở ngàn hồ đó chính là tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, luôn bảo tồn tốt nhất có thể những gì được ban tặng từ mẹ Trái Đất.
Khi trải nghiệm cuộc sống học tập tại đây sinh viên sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng, yên bình của trong trẻo của quốc gia trù phú này.
Cơ hội định cư và việc làm khi du học Phần Lan
Cơ hội định cư của bạn tại Phần Lan là tương đối cao và phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Vấn đề mà nhiều nước phát triển đang phải đối mặt chính là cơ cấu dân số già, Phần Lan cũng không là ngoại lệ. Hiện nay, quốc gia này đang tìm kiếm nguồn nhân lực thay thế trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là y tế và công nghệ di động, để bù đắp những vị trí còn thiếu khi nhóm lao động hiện nay tới tuổi nghỉ hưu.
Chính phủ Phần Lan đã ban bố nhiều chính sách để thu hút lao động quốc tế đến với Phần Lan để công tác, vì thế nếu du học Phần Lan, sinh viên quốc tế không những được thụ hưởng nền giáo dục chất lượng mà còn có cơ hội được làm việc và định cư lâu dài tại đây.
Cơ hội định cư tại Phần Lan phụ thuộc phần lớn vào khả năng tiếng Phần Lan và việc làm của bạn sau tốt nghiệp.
Bạn cũng nên lưu ý rằng, đa phần dân châu Âu họ nói được ít nhất từ 3 đến 4 ngoại ngữ, vì thể nếu muốn có cơ hội cạnh tranh cao trong việc tìm kiếm việc làm tốt tại Phần Lan, bạn cần phải tập trung vào việc học ngoại ngữ nhiều hơn nữa nhé.
Du học Phần Lan cần những điều kiện gì?
Phần Lan là quốc gia nằm ở Bắc Âu mang nền giáo dục bậc nhất khiến các cường quốc về giáo dục như Mỹ, Úc và Canada… phải nể phục bởi nền giáo dục “không giống ai” của xứ ngàn hồ. Không trường chuyên, không lớp chọn, không so bì điểm số, chỉ học những điều thiết yếu.
Tuy đã bắt đầu thu học phí kể từ mùa thu nhưng du học Phần Lan vẫn luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ bởi chi phí hợp lý và nền giáo dục chất lượng. Vậy tại sao du học Phần Lan lại thu hút đến như vậy? Du học Phần Lan cần điều kiện và chi phí là bao nhiêu?
Tại sao du học Phần Lan lại thu hút đến vậy?
Tuy đã bắt đầu thu học phí nhưng du học Phần Lan vẫn luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ bởi chi phí hợp lý và nền giáo dục chất lượng. Đặc biệt, chỉ cần bạn đậu kỳ thi đầu vào thì sẽ có cơ hội nhận học bổng từ 50% – 100% học phí.
Trong danh sách 11 nước đứng đầu thế giới về chất lượng giáo dục được tờ Independent đăng tải ngày 19/11/2016, Phần Lan thường xuyên dẫn đầu bảng xếp hạng của nền giáo dục toàn cầu.
Nếu bạn cần tìm một nền giáo dục không áp lực học hành thì Phần Lan là sự lựa chọn số một. Trong giảng dạy đại học, sinh viên làm bài kiểm tra sau mỗi khóa học chứ không có kỳ thi tập trung như đại đa số các nước châu Âu, điều này giúp giảm tải rất nhiều áp lực cho học sinh và sinh viên.
Không bị hạn chế thời gian và số lượng môn học
Sinh viên ở Phần Lan thường không bị giới hạn về thời gian hoàn thành một chương trình.
Một chương trình cử nhân hoặc thạc sỹ đều có những môn học bắt buộc, nhưng ngoài ra bạn có quyền chọn học thêm những môn học hay tuỳ theo ý thích của mình ngoài chương trình do trường đã đề ra.
3. Chương trình học trao đổi quốc tế (International Exchange Programs)
Một trong lợi ích lớn khi học đại học ở Phần Lan và ở Bắc Âu nói chung đó là họ có một mạng lưới liên kết với các trường đại học ở khắp nơi trên thế giới.
Mỗi sinh viên dù là học bậc cử nhân, thạc sỹ hay tiến sỹ đều được khuyến khích đi học trao đổi từ một học kỳ cho tới một năm ở nước mà họ thích để tích luỹ kinh nghiệm quốc tế.
Đăng ký đi học trao đổi ở Châu Âu là dễ nhất trong khi khó nhất là đi Mỹ vì các trường Mỹ hầu như ít cho học trao đổi miễn phí và thường đòi hỏi phải đóng thêm tiền. Nhìn chung thì đăng ký đi các nước nói tiếng Anh cạnh tranh sẽ cao hơn.
4. Được trường hỗ trợ tài chính khi đi thực tập
Sinh viên khi đi thực tập ở Phần Lan có thể đăng ký xin hỗ trợ thực tập của trường. Có nhiều bạn sinh viên có thể xin thực tập ở một công ty dù không được trả lương thì vẫn có thể xin hỗ trợ từ trường. Tuy nhiên có một lưu ý đó là bạn phải nhớ deadline đăng ký hỗ trợ khoảng 2 lần 1 năm.
Thông tin này bạn cần tìm hiểu ngay khi mới vào trường để lên kế hoạch tìm kiếm việc thực tập. Mỗi trường có những quy định riêng của mình, do đó bạn nên tìm hiểu và nắm bắt thông tin kỹ trước khi kỳ thực tập diễn ra.
5. Ưu đãi dành cho sinh viên
Lợi ích to lớn khác đó là chính phủ Phần Lan dành rất nhiều ưu đãi cho sinh viên. Trước tiên đó là vấn đề nhà ở. Phần Lan có hệ thống nhà ở dành riêng cho sinh viên, khi biết trúng tuyển bạn chỉ cần apply qua hệ thống đó khá thuận tiện. Giá nhà sinh viên ở Phần Lan thường rẻ hơn nhiều so với các nước khác khi xét đến mặt diện tích và chất lượng nhà ở.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được giảm nửa giá tàu xe khi sử dụng các phương tiện công cộng, chỉ phải trả khoảng 2.7E mỗi bữa ăn ở căng tin thay vì 5.5E hay hơn 9E cho người từ ngoài vào.
Sinh viên cũng được giảm giá 20% khi mua đồ ở các tiệm đồ cũ và được hưởng y tế miễn phí từ hệ thống y tế của sinh viên.
Chính vì những lợi ích này, nên đời sống sinh viên ở Phần lan thường khá ổn định và ít khi người ta phải phàn nàn vì bị chủ nhà làm phiền hay phải trả quá nhiều tiền cho các chi phí khác mặc dù sống ở một nước có mức thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng top trên thế giới.
6. Đi du lịch dễ dàng
Phần Lan nằm trong khối visa Schengen nên bạn có thể tự do đi du lịch 26 nước thuộc khối này mà không cần xin visa.
Bạn có thể ở lại một nước trong khối tối đa là 90 ngày. Điều này còn giúp ích khi bạn muốn đăng ký một khoá học hay học hè dài từ 1-3 tháng. Tuy nhiên visa này không cho phép bạn vào UK, cũng như sinh viên UK phải xin visa khi muốn đi du lịch Châu Âu.
Việc xin visa du lịch hoặc hoạc hành từ Phần Lan khá dễ dàng khi bạn có đủ giấy tờ.
Với những lợi ích tuyệt vời trên, du học Phần Lanđã khiến bạn hào hứng chưa nào? Nếu bạn chưa có được lộ trình học tập tối ưu và băn khoăn trong việc chọn trường, chọn ngành hãy liên hệ với VNPC để được tư vấn bạn nhé.
Sinh viên Việt Nam du học Phần Lan nên học ngành gì?
Quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khoẻ và giáo dục thành công được quốc tế công nhận và quốc gia hạnh phúc thứ 5 thế giới chỉ là một vài trong số nhiều lí do bạn nên học tại Phần Lan.
Sự quan tâm dành cho vùng đất Bắc Âu chính là nhờ công của Liên minh Châu Âu, tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút 53,253 nhân lực chuyển đến làm việc tại Phần Lan chỉ riêng trong năm 2017.
Đối với những sinh viên quốc tế có nguyện vọng du học, kế hoạch này đòi hỏi bạn phải đưa ra nhiều quyết định quan trọng như lựa chọn địa điểm du học, chương trình bạn muốn học và ngôi trường tốt nhất để theo đuổi ngành học mơ ước.
Và nếu bạn xem vùng đất được biết trên hết nhờ dân trí cao, xã hội tân tiến này để bắt đầu hành trình du học, bạn nên xem qua một số ngành học phổ biến tại đây.
Điều này đặc biệt quan trọng khi xem xét cơ hội việc làm nếu bạn có nguyện vọng ở lại làm việc sau tốt nghiệp.
Dịch vụ xã hội, Sức khoẻ và Thể thao
Với tình trạng thiếu hụt lao động hiện nay, nhiều cơ hội đang mở ra cho ngành chăm sóc sức khoẻ và xã hội. Quốc gia này đã chấp nhận sự thật rằng chỉ thế hệ trẻ thôi sẽ không đủ bù đắp cho lượng lao động thiếu hụt. Đó là lý do tại sao Phần Lan đang thực hiện nhiều biện pháp để lắp đầy khoảng cách ấy.
Các bệnh viện Phần Lan đang tích cực khuyến khích người Phần Lan tại Thuỵ Điển về nước, trong khi đó một số nhà tuyển dụng tham gia các hội chợ việc làm khắp châu Âu để tìm kiếm các nhân tài mới.
Với nhu cầu nhân lực cho ngành chăm sóc sức khoẻ gia tăng, điều này dĩ nhiên dẫn đến nhu cầu lao động quốc tế cũng tăng lên. Các ứng viên nước ngoài không nên quá lo lắng về bằng cấp vì hệ thống đào tạo sẽ được tích hợp cùng các chương trình đào tạo bổ sung, giúp bạn sớm thích nghi với công việc tại Phần Lan.
Trở ngại lớn nhất chỉ có thể là rào cản ngôn ngữ. Tuy nhiên, với nỗ lực học tập, việc một nhân viên nước ngoài thích nghi và giao tiếp với bệnh nhân là điều hoàn toàn có thể.
Khoa học xã hội, Kinh doanh và Quản trị
Với hơn 6,500 doanh nghiệp Phần Lan được thành lập bởi người nhập cư nước ngoài, Phần Lan là một nơi tương đối dễ dàng cho kinh doanh.Tinh thần khởi nghiệp cũng khá nổi bật tại Phần Lan – đặc biệt với những ai không muốn làm việc dưới sự giám sát của người khác.
Ngoài ra còn có nhiều hỗ trợ cho những người kiếm việc làm – bí quyết để tìm thấy chúng.
Trang web “Invest in Finland” là nơi tuyệt vời để bắt đầu với việc tìm hiểu thêm về các ngành nghề cùng các cơ hội tiềm năng.
Tiếng Anh được sử dụng phổ biến tại Phần Lan, với tỉ lệ 90% người dân dưới 30 tuổi đều sử dụng ngôn ngữ này. Theo Invest Finland, quốc gia này là nơi có đóng góp lớn nhất cho sự đổi mới toàn cầu. Do đó, học ngành khoa học xã hội hay ngành kinh doanh và quản trị sẽ giúp bạn mở ra cánh cửa cơ hội của hai lĩnh vực nổi trội này.
Công nghệ, Truyền thông và Giao thông vận tải
Phần Lan là nơi đất nước đứng sau những công nghệ góp phần cách mạng hoá thế giới.
Những phát kiến này bao gồm Nokia 1100, chiếc điện thoại cực tối giản cho phép bạn gọi điện và nhắn tin, cho đến trò chơi gây nghiện và nổi tiếng thế giới Angry Birds. Học về IT tại Phần Lan có thể hướng đến những đổi mới mang tính quan trọng.
Bạn đã nghe câu chuyện về Linus Torvalds, một học sinh khoa học máy tính từ Helsinki, người đã sáng tạo ra hệ thống vận hành riêng cho chiếc PC mới của cậu? Đó chính là lúc hệ điều hành Linux ra đời.
Có những thứ khởi đầu chỉ là một dự án cá nhân, dần phát triển rộng rãi và giờ đây có thể tìm thấy ở những thiết bị tiên tiến nhất; thiết bị phát Wi-Fi, máy tính dùng cho công nghiệp hay ngay cả súng bắn tỉa đều dùng Linux.
Điểm sáng của những ngành này chính là cách chúng liên kết với nhau, và một bước tiến lớn của công nghệ có thể ảnh hưởng đến những ngành quan trọng khác như ngành công nghiệp giao thông vận tải.
Du học Phần Lan học phí không cao như mọi người vẫn tưởng.
Bộ Vận tải và Truyền thông Phần Lan mới đây vừa ra mắt một chương trình mới với mong muốn thiết lập khái niệm Di động như một dịch vụ (MaaS).
Tìm hiểu thêm về: Định cư phần lan
Có thật du học Phần Lan miễn học phí?
Trả lời: Đúng vậy.
Nếu là công dân của một quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) hoặc Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) hoặc Thụy Sĩ, sinh viên không phải trả bất cứ khoản học phí nào khi học tập tại ‘xứ sở ngàn hồ’.
Nếu không đến từ những quốc gia nêu trên, bạn được xem như một sinh viên quốc tế và có nghĩa vụ trả học phí theo quy định của mỗi trường đại học tại Phần Lan.
Tất cả sinh viên quốc tế đều phải trả học phí khi du học Phần Lan?
Trả lời: Không phải.
Đúng là học phí tại các trường đại học Phần Lan chỉ áp dụng cho sinh viên quốc tế (theo cách phân loại như trên) nhưng có những ngoại lệ nhất định. Theo đó, chỉ những sinh viên học chương trình Cử nhân và Thạc sĩ toàn thời gian mới phải đóng học phí, còn chương trình Tiến sĩ thường miễn học phí.
Ngoài ra, sinh viên diện trao đổi cũng không cần trả học phí tại Phần Lan. Trong một số trường hợp, người có giấy phép cư trú lâu dài hay trong một khoảng thời gian cố định, hoặc có thẻ xanh EU thì gần như được miễn học phí.
Bên cạnh đó, chính sách miễn học phí cũng áp dụng cho những sinh viên theo học các chương trình được giảng dạy bằng tiếng Phần Lan hoặc tiếng Thụy Điển.
Học phí tại các trường đại học Phần Lan có đắt không?
Trả lời: Không đắt.
Nếu so sánh với những quốc gia hàng đầu về giáo dục và thu hút đông đảo sinh viên quốc tế như Anh, Mỹ, Úc thì học phí tại Phần Lan vô cùng hợp lý và dễ chịu.
Chính phủ Phần Lan cho phép các trường đại học tại nước này đề xuất mức học phí riêng. Tùy trường, tùy ngành học mà sinh viên quốc tế có thể phải trả từ 4.000 – 18.000 Euro cho một năm học phí. Trong khi đó, mức học phí cho du học sinh tại Mỹ, Anh, Úc lần lượt vào khoảng 5.000 – 50.000 USD/ năm; 10.000 – 38.000 GBP/ năm; 14.000 – 37.000 AUD/ năm.
Khi dự trù tài chính cho việc du học Phần Lan, hãy nhớ đây chỉ mới là khoản học phí, chưa bao gồm chi phí nhà ở, ăn uống, đi lại, sinh hoạt khác. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi vì bạn có thể nhận học bổng để giảm bớt gánh nặng chi phí nếu đủ điều kiện.
Phần Lan có học bổng cho sinh viên quốc tế không?
Trả lời: Tất nhiên là có.
Có nhiều cơ hội để du học sinh theo đuổi việc học tập tại Phần Lan, một phần nhờ vào các suất học bổng. Mỗi trường đại học ở ‘xứ sở ngàn hồ’ đưa ra những chương trình học bổng riêng dành cho sinh viên quốc tế. Việc lựa chọn sinh viên được nhận học bổng dựa vào kết quả học tập và số lượng học bổng.
Một số học bổng có giá trị bằng 100% học phí, có thể tài trợ thêm chi phí sinh hoạt, tuy nhiên phần lớn học bổng có giá trị bằng một phần học phí.
Khi bắt đầu nộp hồ sơ vào các trường đại học ở Phần Lan, bạn đừng quên tìm hiểu chương trình học bổng của trường để đăng ký cho kịp lúc nhé.
>> Xem thêm: Học bổng du học Phần Lan
Khi nào bạn phải trả học phí cho việc học ở Phần Lan?
Nếu bạn nhận được học bổng của trường, học phí của bạn cũng sẽ được tự động trừ bớt đi theo giá trị học bổng.
Quy định đóng học phí ở mỗi trường hơi khác nhau. Trong hầu hết trường hợp, bạn cần chi trả toàn bộ học phí một năm trong vòng hai tuần đến một tháng kể từ ngày được chấp thuận vào học; và cho đến khi bạn thanh toán xong, việc nhập học của bạn sẽ ở tình trạng có điều kiện. Một số trường đại học có thể cho phép chia nhỏ học phí thành nhiều đợt thanh toán để bạn không phải đóng số tiền lớn ngay trong một lần.
Việc đóng học phí đúng hạn rất quan trọng vì bạn không thể đăng ký giấy phép cư trú với tình trạng nhập học có điều kiện. Do đó, bạn cần chi trả đủ học phí theo quy định trước khi có thể xin giấy phép cư trú để có được visa sinh viên.
Chi phí sinh hoạt hàng tháng ở Phần Lan khoảng bao nhiêu?
Phần Lan không phải là một quốc gia có chi phí thấp nhưng bạn có thể sống thoải mái ở đây với ngân sách có hạn của sinh viên.
Cần bao nhiêu tiền cho việc chi tiêu hàng tháng phụ thuộc vào phong cách sống và thói quen chi tiêu của bạn. Nơi bạn sống cũng ảnh hưởng lớn đến hầu bao của bạn vì chắc chắn thủ đô Helsinki sẽ đắt đỏ hơn một chút so với những thành phố nhỏ hơn như Oulu.
Theo tính toán của chính phủ Phần Lan, sinh viên cần chi tiêu khoảng 560 Euro/ tháng, còn theo Đại học Helsinki, sinh hoạt phí cho sinh viên một tháng ở mức 700 – 1.000 Euro, bao gồm tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại, sách vở,… Có được một chỗ ở trong ký túc xá hay khu nhà ở sinh viên là một cách tiết kiệm tiền đáng kể so với việc thuê phòng riêng hoặc cả căn hộ.
Việc tự nấu ăn không chỉ mang đến cho sinh viên những bữa ăn hợp khẩu vị mà còn tiêu tốn ít chi phí hơn so với ăn uống ở nhà hàng.
Tuy không còn được hưởng chính sách miễn học phí nhưng các bạn ước muốn du học Phần Lan không cần quá lo lắng về vấn đề chi phí. Bởi lẽ, song song với việc áp dụng những mức học phí khác nhau, các trường đại học Phần Lan vẫn duy trì chính sách học bổng cho sinh viên quốc tế ngay từ năm nhất với giá trị lên đến 100% học phí cùng nhiều chính sách hỗ trợ tài chính khác.
Bài toán chi phí du học Phần Lan có thể được giải quyết một cách dễ dàng hơn bởi sinh hoạt phí tại đây không quá cao và du học sinh còn được phép làm thêm với mức lương hợp lý.
Chi phí du học Phần Lan năm 2021 gồm những khoản nào?
Bên cạnh việc lựa chọn ngành học và trường phù hợp, du học sinh Phần Lan còn cần quan tâm đến chi phí để có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình du học. Chi phí du học Phần Lan gồm: học phí, sinh hoạt phí, phí visa và những chi phí khác.
1/ Học phí
Từ học kì mùa thu 2017, Chính phủ Phần Lan không còn áp dụng chính sách miễn học phí cho sinh viên quốc tế. Các trường đại học Phần Lan được phép đưa ra các mức học phí khác nhau tùy chương trình đào tạo. Ngành tuyển sinh quốc tế phổ biến thuộc về các lĩnh vực: Kinh doanh quốc tế, Điều dưỡng, Kỹ thuật, Công nghệ thông tin, Du lịch… với mức học phí:
Bậc cử nhân: 5000 – 13.000 Euro/năm
Bậc thạc sĩ: 6000 – 15.000 Euro/năm
2/ Sinh hoạt phí
Đây là khoản chi phí cần quan tâm tiếp theo khi du học Phần Lan. Theo tính toán chung của Chính phủ nước này, sinh hoạt phí của một sinh viên quốc tế rơi vào khoảng 8000 – 10.000 Euro/năm, bao gồm chi phí nhà ở, ăn uống, đi lại, bảo hiểm, sách vở… Tuy nhiên, mức sinh hoạt phí với từng sinh viên có thể khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu và cách chi tiêu.
Ngoài ra, chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn như Helsinki cũng cao hơn các đô thị nhỏ. Thông thường, sinh hoạt phí của du học sinh Việt Nam tại Phần Lan dao động ở mức 5000 – 6000 Euro/năm.
3/ Phí xin visa
Visa là giấy tờ không thể thiếu để bạn lên đường du học Phần Lan sau khi được một trường đại học nước này chấp thuận vào học. Thủ tục xin visa du học Phần Lan đơn giản với thời gian xét duyệt từ 3 – 8 tuần, chi phí khoảng 300 Euro.
Visa có thời hạn 1 năm, sinh viên phải làm thủ tục gia hạn theo từng năm trong thời gian du học Phần Lan. Đặc biệt, có visa Phần Lan bạn sẽ thoải mái du lịch các quốc gia trong khối Schengen.
4/ Chi phí khác
Sinh viên các trường đại học Phần Lan thường được yêu cầu đóng phí Hội sinh viên hàng năm khoảng 50 – 100 Euro. Hội sinh viên tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa và bổ ích, làm phong phú thêm đời sống sinh viên của bạn. Đơn vị này cũng hỗ trợ sinh viên nhiều vấn đề liên quan đến học tập, chỗ ở, hòa nhập, tìm kiếm việc làm…
Khi tham gia Hội sinh viên địa phương, bạn sẽ nhận được thẻ sinh viên với nhiều ưu đãi như giảm giá ở các dịch vụ công cộng (nhà hàng, bảo tàng, rạp chiếu phim, phòng tập thể dục…) và khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Học bổng du học Phần Lan năm 2021
Dù không còn miễn học phí nhưng Phần Lan vẫn là điểm đến học tập được sinh viên quốc tế yêu thích không chỉ bởi con người, văn hóa “rất châu Âu”, chi phí du học không quá cao so với những nước khác mà các trường đại học còn khá hào phóng trong việc cấp học bổng.
Theo thông tin trên trang Study in Finland do Cơ quan Giáo dục quốc gia Phần Lan điều hành, các trường đại học đã công bố chương trình học bổng cho sinh viên quốc tế. Học bổng có giá trị từ 20% – 100% học phí và kéo dài suốt thời gian học. Một số trường ngoài cấp học bổng còn đi kèm hỗ trợ sinh hoạt phí 5.600 – 8000 Euro/năm.
“Bật mí” cách tiết kiệm chi phí du học Phần Lan
1/ Tìm kiếm chỗ ở với giá cả phải chăng
Du học sinh có thể tìm nhà ở thông qua Quỹ nhà ở sinh viên (như HOAS) hoặc các hiệp hội sinh viên.
Sống trong ký túc xá hoặc các khu nhà ở sinh viên là lựa chọn hiệu quả nhất. Giá thuê trung bình cho một phòng đơn trong căn hộ chung cho sinh viên dao động từ 160 – 350 Euro/tháng. Một mẹo cần nhớ là lập kế hoạch và đăng ký vài tháng trước khi bạn đến, đặc biệt là vào kỳ nhập học mùa thu để có chỗ ở phù hợp nhé!
2/ Tự nấu ăn
Chi phí ăn uống vào khoảng 200 – 300 Euro/tháng và khoản này sẽ giảm đáng kể nếu bạn tự mua thực phẩm và nấu ăn. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm mà còn mang đến những bữa ăn hợp khẩu vị mà còn giúp bạn nâng cao kỹ năng nấu nướng nữa đấy!
3/ Tìm việc làm thêm phù hợp
Sinh viên quốc tế tại Phần Lan được phép làm thêm 20 giờ/tuần trong thời gian học. Mức lương bình quân tùy công việc lẫn địa điểm dao động từ 6 – 15 Euro/giờ. Nếu tìm được công việc phù hợp, bạn sẽ có một khoản thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, mức độ cạnh tranh khá cao cho công việc part-time.
Đồng thời, bạn phải đảm bảo việc làm thêm không ảnh hưởng đến học tập vì đây vẫn là mục tiêu chính khi du học. Công việc part-time phổ biến cho du học sinh là: phục vụ, bartender, phụ bếp, giao nhận (báo, thức ăn, bưu phẩm), giặt ủi, dọn dẹp, chăm sóc vườn, hái hoa quả, đóng gói trái cây, trợ lý cá nhân…
Đa số phụ huynh muốn cho con em mình du học tại Phần Lan đều thắc mắc học phí du học Phần Lan là bao nhiêu?
Chi phí thuê nhà, đi lại, ăn uống có mắc không? Nếu các em đang ấp ủ ước mơ du học Phần Lan thì phải tìm hiểu đủ thông tin, nhất là về tài chính. Việc cân nhắc kỹ về Chi phí du học Phần Lan sẽ đảm bảo hành trình học tập của các em trọn vẹn.
Học phí các trường tại Phần Lan
Là nền giáo dục top 10 thế giới về chất lượng, Phần Lan sở hữu những ngôi trường danh giá nổi tiếng của Châu Âu. Theo Times Higher Education 2020, Quốc gia này có những 5/35 trường đại học thuộc top 3% đại học tốt nhất toàn cầu.
Vì vậy, xứ sở ngàn hồ đang là giấc mơ học thuật của hơn 20.000 du học sinh. 3/4 trong số này đến từ các quốc gia ngoài Châu Âu (theo báo cáo mới nhất của ICEF Monitor).
Tùy theo chuyên ngành, bậc học và trường mà sinh viên chọn khi du học Phần Lan, mức học phí sẽ thay đổi tương ứng. Các khóa học giảng dạy bằng tiếng Anh trung bình từ 6,000 – 16.000 Euro/năm.
Cao nhất là Đại học Helsinki (10.000 – 25.000 Euro/năm)
Một trong những trường có học phí thấp nhất là Đại học Vaasa (4.000 Euro/năm).
Tuy nhiên, chi phí du học Phần Lan của bạn sẽ giảm đáng kể nhờ chương trình học bổng du học hấp dẫn của các trường. Học bổng có thể lên đến 100% với các trường như: Đại học Aalto, Đại học Công nghệ Tampere, Đại học Helsinki Metropolia, Đại học Karelia… Hoặc linh hoạt từ 10 – 80% đối với những trường khác.
Học bổng du học Phần Lan năm nhất sẽ được xét dựa trên kết quả thi đầu vào và tiếp tục áp dụng cho những năm còn lại nếu sinh viên có thành tích học tập tốt.
Bạn cần tham khảo những học bổng giá trị cao nhất và mới nhất, liên hệ ngay với Viet Global nhé:
Chi phí sinh hoạt tại Phần Lan
Du học Phần Lan, sinh viên thường mất khoảng 700 – 900 Euro/tháng cho sinh hoạt, phụ thuộc vào nơi sống và mức chi tiêu của các em:
Helsinki đắt nhất, khoảng 810 – 980 Euro/tháng.
Jyvaskyla khoảng 700 – 750 Euro/tháng
Tampere từ 730 – 850 Euro/tháng
Oulu từ 550 – 770 Euro/tháng
Thực tế cho thấy, nếu sinh viên chi tiêu hợp lý và học tập tại những thành phố có mức sống vừa phải thì chỉ cần 310 – 525 Euro/tháng là đủ.
học phí du học phần lanhọc phí du học phần lanhọc phí du học phần lanChi phí du học Phần Lan tổng cộng mất bao nhiêu?
1/ Thuê nhà tại Phần Lan
Chi phí thuê nhà chiếm 44% tổng ngân sách hàng tháng của du học sinh Phần Lan. Hình thức nhà ở sẽ quyết định mức phí thuê nhà:
Sinh viên sống một mình sẽ cần 416 Euro/tháng
Sinh viên ở chung với bạn bè thì tốn khoảng 160 – 380 Euro/tháng
Ở trong chung cư sẽ tầm 329 Euro/tháng.
Nhiều chung cư tại Phần Lan giới hạn số lượng. Dó đó, thường chỉ có 32% sinh viên tìm được nhà ở như ý. Những sinh viên còn lại sẽ cư trú trong những loại hình khác. Nhưng nhìn chung, du học sinh khá hài lòng khi sinh hoạt tại Phần Lan. Theo trang Mastersportal.eu thì có đến 84% sinh viên hài lòng về nhà ở của xứ sở ngàn hồ – tỉ lệ cao nhất của Châu Âu.
Công ty du học vẫn khuyên học sinh nên ở chung với bạn bè. Cái lợi là vừa có thể tiết kiệm chi phí, vừa có thể giao lưu với bạn bè quốc tế. Nhất là có thể giúp đỡ nhau trong cuộc sống giữa xứ người.
2/ Chi phí ăn uống
Chi phí ăn uống của du học sinh Phần Lan thay đổi rất nhiều giữa các thành phố. Trung bình mỗi tháng, sinh viên chi khoảng 260 Euro để mua thực phẩm tại các siêu thị địa phương.
Nhiều em thường chọn các siêu thị bình dân như Lidl, Sale, Alepa và K-Market để được nhiều ưu đãi về giá. Nếu sinh viên muốn “đổi gió” cũng có thể thưởng thức bữa ăn trong các nhà hàng sang trọng. Các cửa hàng tầm trung thì chỉ mất 60 Euro cho bữa ăn đủ 3 món dành cho hai người.
3/ Chi phí đi lại
Khoảng 33% sinh viên chọn phương tiện công cộng để di chuyển trong thời gian du học Phần Lan. Vé đi lại dành cho sinh viên sẽ dao động từ 35 – 50 Euro. Nếu các em muốn thuê xe hơi thì sẽ cần 230 Euro/ 5 ngày.
Ngoài những khoản trên, chi phí du học Phần Lan cũng có thêm các khoản khác như:
Phí sinh viên (khoảng 100 Euro/năm)
Phí cho các hoạt động xã hội (100 Euro/tháng).
Là nền giáo dục thuộc top 10 thế giới về chất lượng, Phần Lan sở hữu những ngôi trường danh giá nổi tiếng của Châu Âu.
Theo kết quả xếp hạng 2017 – 2018 của Times Higher Education thì hiện có 5 trường đại học của Phần Lan nằm trong top 3% toàn cầu với vị trí cao nhất thuộc về Đại học Helsinki.
Chính vì vậy mà xứ sở ngàn hồ đang là nơi tiếp nối giấc mơ học thuật của hơn 20.000 du học sinh, với 3/4 trong số này là đến từ các quốc gia nằm ngoài Cộng đồng Chung Châu Âu (theo báo cáo mới nhất của ICEF Monitor).
Nếu HSSV đang ấp ủ ước mơ du học Phần Lan để được gia nhập vào môi trường giáo dục chất lượng, thân thiện thì hãy tìm hiểu đầy đủ thông tin, nhất là về tài chính.
Việc cân nhắc kĩ càng về chi phí du học Phần Lan sẽ đảm bảo cho hành trình học tập của các em được hoàn thành trọn vẹn.